Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Gãy xương cẳng tay ( gãy xương quay)

                       Gãy xương cẳng tay ( gãy xương quay )


* Chuẩn bị bệnh nhân
- Gây tê
- Bệnh nhân nằm ngửa không cần kê vai
- Chuẩn bị 1 bàn kê tay bé, trải toan bàn kê tay (trải toan đệm 1 lân toan nylon 1 lần toan vải)
- Sát khuẩn
 +  Trước khi sát khuẩn nên rửa sạch phần cẳng tay bằng xà phòng lau khô
 +  Sát khuẩn bàn tay, cẳng tay --> bọc cầm bàn tay sát khuẩn cánh tay.
 +  Bọc bàn tay bằng găng.
- Ga rô ( không garo dồn vì garo dồn thi đầu xương gãy sẽ chọc vào thần kinh gây nên tổn thương) nên chỉ garo 1/3 dưới cánh tay
  + Ý nhỏ cho garo. khi garo nếu garo không chặt sẽ dẫn đến lúc mổ máu sẽ chảy nhiều hơn vì tăng áp lực nếu gặp trường hợp đó thì có thể thả garo ra thì máu sẽ đỡ chảy hơn và dễ làm hơn
  + Sau đó đặt tay lên mặt bàn nhỏ đã được chuẩn bị để mổ
- Đường mổ :
+ Đường thompson



--> Đường rạch qua da như hình vẽ  1/3 trên và giữa xương quay dọc theo đường nối từ mặt sau vùng cổ tay đến điểm dưới lồi cầu ngoài xương cánh tay  (cách điểm dưới lồi cầu ngoài khoảng 1,5 cm)
 + Sau rạch da ta bộc lộ bờ ngoài xương quay ta sẽ thấy cơ duỗi chung các ngón


  + Tiếp tục bộc lộ khoảng giữa của có duỗi chung các ngón và cơ duỗi cổ tay quay ngắn, lúc này cơ dạng dài ngón cái được nhìn thấy--> kéo nó xuống phía dưới để bộc lộ phía sau xương quay
 + kéo cơ duỗi chung các ngón về phía xương trụ ta sẽ thấy cơ ngửa dài
 + Bộc lộ phần xương quay che phủ bởi cơ ngửa dài (cần thận nhánh sâu của thần kinh quay)

Sau khi đã bộc lộ xương quay thấy xương quay gãy
--> lúc này ta sẽ nắn xương sao cho khớp vào với nhau

 Đặt nẹp 8vis như hình dưới
+ Khoan vis hình vẽ
+ Đóng vết mổ
(tại sao trường hợp này lại chon đường thompson vì ổ gãy mở góc ra sau nên ta đi theo đường thompson sẽ có lợi hơn )
  Chú ý: khi đi theo đường thompson dễ tổn thương nhánh sâu của thần kinh quay.
 và theo lời khuyên trong sách đường thompson là đường phía sau và trừ những trường hợp gãy gần khớp khuỷu và cổ tay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét