Vết thương dập nát bàn chân T
*Vì sao chẩn đoán gãy dập nát mà ko chẩn đoán theo phân độ gãy hở
- Thường những vt gãy hở bàn chân, bàn tay không phân độ chẩn đoán
- Chỉ phân độ ở những nơi xương dài
- Nên vt bàn tay , bàn chân ->chẩn đoán gãy dập nát là nặng
--> cấp cứu ngoài phòng khám (cầm máu, băng ép , cố định , ko cần garo nếu không cần thiết
*Mổ
- Tê tủy sống
- Sau khi tê , bn nằm ngửa, tư thế không cần kê gì cả, nằm ngửa
- Bộc lộ vùng bàn chân gãy
- Sát khuẩn +Bàn chân betadine, 1 người cầm cẳng chân
+Bọc bàn chân (bọc từ gan chân -->cầm bàn chân)
+Sát khuẩn từ cẳng chân lên đùi để garo
-->Thêm trước khi sát khuẩn nên rửa sạch vt bằng nước xà phòng kê nylon ở dưới
- Garo dồn máu từ cổ chân lên
- Garo 1/3 dưới xương đùi
- Bộc lộ vùng gãy xử lý vt nhẹ trước ( ở đây là ngón 3)
- Xuyên định kirscher từ xương ổ gãy ngón 3 ra ngoài ngón 3 ở phía dưới gan chân, sau đó rút ra lại xuyên ngược lại
- Ngón 2 tương tự vậy
- Ngón 1 xuyên từ đầu ngón vào trong, có thể xuyên đến xương chêm
- Sau xuyên kiểm tra xem đã đóng đinh vào đúng trục chưa
- Rửa sạch lại
- Căt ngắn đầu đinh ngón 2, 3 dấu đầu đinh dưới da
- Cắt ngắn đinh ngón 1 ( ko dấu đầu đinh)
- Khâu da, đục mắt sàng , tốt nhất ko cần khâu, chỉ khâu tạm 1 mũi cho đỡ co da lên.
- Nẹp bột bàn chân vuông góc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét